Cảm nhận từ lớp học Giao tiếp liên văn hóa do TS.John Stiles giảng dạy - dưới góc nhìn của người phiên dịch

01
01
'70

      Lần thứ 2 trong năm 2018, một lần nữa chúng tôi lại có dịp được làm công tác phiên dịch cho các lớp của Khoa Truyền thông và học viên cao học ngành Quản lí văn hóa, Văn hóa học và Khoa học Thư viện học phần Giao tiếp liên văn hóa (Intercultural communication) do TS. John Stiles giảng dạy. Gần mười ngày làm việc liên tục, các lớp học cũng đã thi kết thúc học phần. Chuyến hành trình đã khép lại nhưng những cảm nhận, trải nghiệm của chúng tôi còn mới nguyên như ngày hôm qua.

     Cảm giác hồi hộp, náo nức chờ đợi của sinh viên các lớp khi lần đầu tiên được học với một giảng viên nước ngoài đến từ một đất nước xa xôi làm cho không khí lớp học thực sự sinh động. Sinh viên chăm chú lắng nghe thầy giảng bài phần nhiều vì tò mò và lạ lẫm với một phong cách truyền đạt mới - một kiểu truyền cảm xúc, khơi gợi niềm đam mê và nhiệt huyết, lòng tự hào về ngành học và nghề nghiệp trong tương lai mà sinh viên lựa chọn hơn là thuyết giảng những vấn đề lý thuyết trừu tượng, mơ hồ.

      Nhưng rồi cảm giác náo nức và hồi hộp ấy nhường chỗ cho sự lo lắng xen lẫn một chút hoang mang vì bài giảng của TS. John Stiles trên Power Points hay trên Prezi đều không được phân thành các chương, mục rõ ràng hay logic mà được thiết kế theo hướng đan xen và lồng ghép. Nó không giống cấu trúc bình thường của học phần do giảng viên Việt Nam thiết kế và giảng dạy. Hơn nữa, hầu hết sinh viên lại lĩnh hội các thông điệp từ bài giảng của thầy John qua giảng viên phiên dịch nên thực sự có vài chỗ bất cập. Sinh viên càng căng thẳng hơn khi học phần chỉ học 3 ngày liên tục và phải thi kết thúc liền sau đó. Hình thức thi là một dạng của Group Presentation (Group Plan/project) – yêu cầu sinh viên trình bày nội dung dự án của mình bằng cách lựa chọn bất kỳ thông điệp văn hóa nào và sử dụng bất kỳ phương tiện truyền thông hay giao tiếp nào. Các bạn sinh viên được yêu cầu hãy lồng ghép chúng để tạo ra một sản phẩm truyền thông mang một thông điệp, giá trị rõ ràng và được thể hiện một cách hiệu quả nhất.

      Qua nhiều lần trò chuyện, tìm hiểu về Khoa Truyền thông tại trường, chúng tôi bắt đầu hiểu sâu hơn về những triết lý, tầm nhìn và sứ mạng mà Khoa chọn cho mình. Vâng, truyền tải, chuyển đi những thông điệp về cái hay, cái đẹp của văn hóa, giá trị của các di sản văn hóa nói chung và đặc biệt là của nền văn hóa Việt cho công chúng là nhiệm vụ không hề đơn giản. Bởi lẽ, đơn giản văn hóa là vô hình, chúng ta sống trong văn hóa, bao chứa trong văn hóa, văn hóa tác động vô cùng mạnh mẽ đến hành xử, lối sống của chúng ta và chúng ta lại không sờ, chạm được nó.

      Thầy John đã giúp các bạn sinh viên kết hợp được giữa nội dung của học phần (chiếm một lượng nhỏ trong toàn bộ khối tri thức, kỹ năng của bậc đại học) với niềm kiêu hãnh của sinh viên ngành truyền thông với sứ mạng và tầm nhìn của mình để tạo nên những sản phẩm truyền thông Group Presentation (Group Plan/project) hiệu quả, độc đáo, sáng tạo và chạm đến được trái tim của người xem, của công chúng. Thật sự xúc động và xen lẫn tự hào về các bạn sinh viên Khoa Truyền thông, các bạn đã tạo ra được những sản phẩm hoàn hảo những thông điệp giá trị từ những quan sát, cảm thụ sâu sắc về cuộc sống xung quanh mình. Điều đó chứng tỏ các bạn thực sự trưởng thành qua từng học phần, qua phấn đấu rèn luyện và tinh thần lao động nghiêm túc đáng khâm phục.

      Những người làm công tác phiên dịch như chúng tôi, không có gì vui hơn khi nhiệm vụ kết nối thông điệp từ con người đến con người, từ trái tim đến trái tim có hiệu quả qua những sản phẩm thi kết thúc học phần của sinh viên. Thực sự, nghề dạy học là một trong những nghề sáng tạo nhất, sự sáng tạo ấy nhiều khi không chỉ nằm ở phương pháp hay giáo án của thầy mà nằm ở sự sáng tạo của người học. Họ được tạo cơ hội và được đánh giá cao khả năng sáng tạo của mình.

      Một sản phẩm do sinh viên tạo ra dù là để đánh giá một học phần nhưng nó không đơn thuần chỉ là sản phẩm của chính học phần ấy, mà là một sản phẩm mang tính tích lũy và kế thừa, mỗi học phần chỉ đóng góp một phần công rất nhỏ bé của mình trên con đường học vấn của sinh viên. Nhưng nếu không có những làn gió nhỏ sao góp thành cơn bão lớn. Điều quan trọng là người thầy biết khơi gợi cảm hứng, lòng đam mê sáng tạo, động lực cho sinh viên để họ thăng hoa.

      Có một lớp của Bộ môn này gồm nhiều bạn sinh viên có khả năng tiếng Anh rất lưu loát làm cho công việc phiên dịch của chúng tôi thực sự nhẹ nhàng. Các bạn tự tin giao tiếp, trao đổi trực tiếp với thầy John về các nội dung trong học phần, về hình thức thi cuối khóa, chia sẻ cả những xúc cảm riêng tư. Chúng tôi tin rằng khi ngôn ngữ không phải là rào cản thì quá trình giao tiếp thực sự thú vị và hiệu quả hơn rất nhiều. Điều này, làm chúng tôi cứ mơ một giấc mơ thật đẹp cho sinh viên trường Đại học Văn hóa TP. HCM rằng trong một tương lai gần những người phiên dịch như chúng tôi trở nên “thất nghiệp”.

      Giao tiếp liên văn hóa cũng chính là giao tiếp liên nhân, là hành trình mở rộng sự kết nối cái tầm và cái tâm, là sự tiếp nhận và chia sẻ, là hấp thụ và trao truyền, cho đi để nhận lại nhiều hơn. Vâng, đó là một chuyến hành trình dài đi tìm bản ngã.

Feelings from the Intercultural Communication classes taught by Dr. John Stiles

(from interpreters’ perspectives)

For the second time in 2018, once again we had the opportunity to work as interpreters for the classes of the Faculty of Communications and the post-graduates of Culture Management and Cultural Studies, and Library Science the subject Intercultural Communication taught by Dr. John Stiles. Nearly ten days of continuous work, the classes have been finished. The journey was closed but our feelings and experiences were as new as yesterday.

The feeling of suspense and excitement of the students when they first studied with a foreign lecturer from a distant country made the classroom atmosphere really lively. The students attentively listened to the lecturer because of curiosity and unfamiliarity with a new teaching style. A type of emotional transmission, passion and enthusiasm, pride in the field of study and future career that students choose more than abstract and vague theoretical issues.

But those feelings gave the way to the anxiety mixed with a little confusion because Dr. John Stiles's lecture on Power Points or Prezi were not divided into chapters, clear or logical sections but designed in the intertwining and blending methods. It does not follow the normally-regulated structure of the module designed and taught by Vietnamese lecturers. Moreover, most students get the messages from John's lectures through the interpreters, so there are really a few shortcomings. Students were more stressed when the course only lasted for 3 consecutive days and the exam immediately came afterwards. Exam format is a form of Group Presentation (or Group Plan /Project) - requires students to present their project content by selecting any cultural message and using any communication media. Students were required to nest them to create a communication product that delivers a clear message, value and was performed the most effectively.

Through many conversations and learning the Faculty of Communications at the university, we began to understand more about the philosophy, vision and mission that this Department chose for itself. Yes, transmitting, conveying the messages and goodness, beauty of culture, the value of cultural heritage in general and especially of Vietnamese culture for the public is not a simple task.  Because very simply culture is invisible, we live in culture, covered by culture, culture strongly influences our behavior, our way of life but we cannot touch or stroke it.

Dr.John has helped students integrate the contents of the subject (accounting for a small amount of the entire knowledge and skills of the university) with the pride of students of the Faculty of Communications including its mission and vision to create the products - Group Presentations (Group Plans/Projects) effectively, uniquely, creatively and reach the hearts of audience, the public. Truly touched and interspersed with the pride in the students of the Faculty of Communications, you have created the perfect products of valuable messages from the observations, deep feelings about the surrounding life. You really grow up through each module, through hard training and admirable working spirit.

The interpreters like us, nothing is happier than when the task of connecting messages from people to people, from hearts to hearts effectively by ending-course products made by our students. In fact, teaching profession is one of the most creative jobs, it is sometimes not only in the teachers’ methods or lessons, but also in the creativity of learners. They were given the opportunities and appreciated for their creativities.

A student-generated product, even if it is to assess a subject, is not merely a product of one subject, but a cumulative and inherited product, each subject only contributes a very small part on the academic path of students. But if there is no powerful storm without any contribution from little light winds. The most important thing is that teachers know how to inspire the love, passion and motivation for their students to flourish.

There is a class of this Faculty including many students who have a very fluent English ability that makes our interpretation work really light. They are confident in directly communicating, exchanging with John about the contents in the lesson, the final exam form, even sharing their personal feelings. We believe that when language is not a barrier, the communication process is much more interesting and effective. This makes us wish of a beautiful dream for students of University of Culture Ho Chi Minh City that in a near future the interpreters like us become "unemployed".

Intercultural communication is also interpersonal communication, the journey of expanding the connection of the mindset and the heartset, the receiving and sharing, the absorption and transmission, giving away and receiving more. Yes, this is a long journey to find the ego.

Một số hình ảnh của TS. John Stiles với các lớp truyền thông liên văn hóa từ ngày 26/11/2018 – 06/12/2018

TS. Trương Thùy Hương – TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

Từ khóa:

Sự kiện

VIDEO CLIP

Mạng xã hội