Những điều sinh viên cần biết về các chứng chỉ tiếng Anh thông dụng hiện nay

01
01
'70

Những điều sinh viên cần biết về các chứng chỉ tiếng Anh thông dụng hiện nay

 

           Tiếng Anh ngày nay là một môn học vô cùng quan trọng, bởi nó là thứ tiếng được sử dụng ở 53 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như một ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ thứ hai. Khi học tiếng Anh, sinh viên thường nghe nhắc đến các chứng chỉ công nhận khả năng tiếng Anh như TOEIC, TOEFL, IELTS, B1, B2…Vậy chúng là những chứng chỉ như thế nào, học và thi ở đâu? Hơn nữa, việc hướng đến các kỳ thi để lấy các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế là mơ ước của người học để chứng minh khả năng tiếng Anh thực sự của mình vừa đảm bảo điều kiện tốt nghiệp và có một điểm nổi bật gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trong hồ sơ xin việc. Dưới đây tôi xin giới thiệu về một số chứng chỉ tiếng Anh thông dụng hiện nay để giúp các bạn nắm rõ các chuẩn đánh giá để chọn theo học và thi lấy chứng chỉ phù hợp và đắc dụng nhất.

1.TOEIC

         TOEIC là từ viết tắt của Test of English for International Communication, là kỳ thi quốc tế đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh thực tế trong môi trường công việc. Đây là kỳ thi nhằm đánh giá “khả năng dùng tiếng Anh để giao tiếp” của những người không sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ, và trọng tâm là tiếng Anh thực dụng được dùng làm phương tiện giao tiếp trong môi trường làm việc quốc tế. Sinh viên có thể học tiếng Anh ở bất kỳ trung tâm hay cơ sở đào tạo nào. Khi đã tích lũy đủ năng lực có thể tham dự kỳ thi TOEIC quốc tế do IIG Việt Nam tổ chức. IIG Việt Nam là tổ chức khảo thí đánh giá giáo dục, đại diện của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) tại Việt Nam.

TOEIC hiện đang được sử dụng rộng rãi tại hơn 150 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, TOEIC đã và đang được sử dụng làm chuẩn đầu ra tại nhiều trường Đại học, Cao đẳng, hệ thống trường nghề và là tiêu chuẩn tuyển dụng và đánh giá tại hơn 350 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn trên toàn quốc. Hiện nay kỳ thi TOEIC chủ yếu đánh giá 2 kỹ năng Listening và Reading. Tuy vậy, ETS khuyến nghị thí sinh đạt từ 500 điểm TOEIC Listening & Reading trở lên nên sử dụng bài thi TOEIC Speaking & Writing để đánh giá trực tiếp 2 Kỹ năng Nói và Viết. Với 4 kỹ năng, TOEIC sẽ là một công cụ đánh giá tin cậy và toàn diện cho cả 4 kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.

2.TOEFL

         TOEFL là từ viết tắt của Test of English as a Foreign Language là  bài kiểm tra năng lực tiếng Anh quốc tế của ETS (Viện khảo thí về giáo dục  của Mỹ) sẽ kiểm tra khả năng tiếng Anh của bạn trong môi trường học thuật, cụ thể hơn là ở môi trường tại các quốc gia nói tiếng Anh. Kết quả sẽ phán ảnh chính xác khả năng Anh ngữ của bạn qua 4  kĩ  năng Listening, Speaking, Reading and Writing (Nghe, Nói, Đọc, Viết). Bài kiểm tra TOEFL có 2 loại

  • TOEFL PBT được thi trên giấy theo cách truyền thống với tổng thời gian làm bài khoảng 3 tiếng.
  • TOEFL iBT thi qua máy tính: TOEFL iBT là bài thi TOEFL phiên bản mới sử dụng công nghệ Internet tốc độ cao để kiểm tra 4 kỹ năng của thí sinh. Thí sinh tham gia bài thi TOEFL IBT hoàn toàn trên máy tính. Vì vậy bạn phải luyện tập kỹ năng đánh máy nhanh và chính xác. Thời gian thi TOEFL iBT là 4 tiếng nhiều hơn 1 tiếng so với thi trên giấy truyền thống.

Hiện nay có hơn  9000 trường Cao đẳng, Đại học, tổ chức trên 130 quốc gia trên thế giới chấp nhận chứng chỉ TOEFL. Do đó nếu bạn là sinh viên muốn đi du học để hoc lên cao hơn tại những trường đại học nước ngoài thi đều phải có bằng TOEFL.

3.IELTS

         IELTS là từ viết tắt của International English Language Testing System được sáng lập bởi 3 tổ chức ESOL (English for Speakers of Other Languages – Tiếng Anh cho người nói ngôn ngữ khác) thuộc Đại học Cambridge, Hội đồng Anh và tổ chức giáo dục IDP (Úc) vào năm 1989. Theo thống kê, có hơn 500 trung tâm tổ chức thi IELTS được thành lập tại hơn 120 quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, IELTS là kì thi tiếng Anh chuẩn hóa quốc tế uy tín nhất hiện nay và cũng là điều kiện bắt buộc khi nhập cư, tìm việc hoặc du học tại các quốc gia nói tiếng Anh như Anh, Mỹ, Úc, New Zealand... IELTS là một bài kiểm tra cả bốn kĩ năng Listening, Speaking, Reading and Writing (Nghe, Nói, Đọc, Viết). Trong phần thi Nói, bạn sẽ phải đối diện trực tiếp với những người chấm thi được chứng nhận.

Bài thi IELTS được chia thành 2 loại là: Academic (học thuật) hoặc General training module (đào tạo chung):

- Academic là loại hình dành cho ai muốn đăng kí học tại các trường đại học, học viên hoặc các chương trình đào tạo sau đại học.

- General là loại hình dành cho ai muốn học nghề, xin việc hay định cư tại các quốc gia nói tiếng Anh.

4. CEFR & VSTEP

          CEFR là từ viết tắt của Common European Framework of  Reference tức Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR) là một tiêu chuẩn quốc tế được dùng để mô tả, đánh giá khả năng ngôn ngữ của người học theo bốn kỹ năng Listening, Speaking, Reading and Writing (Nghe, Nói, Đọc, Viết) kể cả việc đánh giá khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ. Bộ công cụ này hiện đang được sử dụng tại Việt Nam theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 bắt đầu triển khai từ năm 2008 để rà soát và đánh giá khả năng sử dụng ngoại ngữ của người dạy và người học.

         VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 1 đến bậc 6 theo Khung năng lực ngoại ngữ (NLNN) 6 bậc dùng cho Việt Nam, tương đương với trình độ A1 đến C2 của Khung NLNN Châu Âu CEFR. Kỳ thi này được Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng từ kỳ thi ngày 16/05/2015.

Hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận 10 cơ sở giáo dục đào tạo được tham gia rà soát năng lực ngoại ngữ giáo viên tiếng Anh và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, danh sách như sau[1]:

- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Trường Đại học Hà Nội

- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

- Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

- Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- Trung tâm SEAMEO RETRAC

- Đại học Thái Nguyên

- Trường Đại học CầnThơ

- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

- Trường Đại học Vinh

         Trên đây, tôi đã giới thiệu một số chứng chỉ tiếng Anh thông dụng hiện nay. Tùy theo khả năng về thời gian, tài chính và mục đích học của các bạn mà chúng ta chọn học, thi chứng chỉ nào cho hiệu quả và thiết thực nhất. Với các chứng chỉ TOEFL, IELTS, các bạn có thể đăng ký thi trên mạng hoặc liên hệ tại các trung tâm ngoại ngữ ở các thành phố lớn để được tư vấn và hỗ trợ.

         Kể từ khóa tuyển sinh năm học 2016-2017, trường Đại học văn hóa TP.HCM áp dụng chuẩn tiếng Anh B1 cho sinh viên tốt nghiệp đại học theo khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc của châu Âu thay cho chuẩn 450-500 TOEIC. Song song đó, nhà trường cũng đã mở rất nhiều lớp tiếng Anh tăng cường để giúp sinh viên có thể theo học để đảm bảo tiến độ và chuẩn tốt nghiệp. Sinh viên có thể đăng ký thi chứng chỉ B1 theo chuẩn quốc gia tại 1 trong 10 trường đại học nêu trên hoặc thi chứng chỉ B1 nội bộ tại trường để đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

Một điều cần lưu ý: nếu các bạn sinh viên đã có chứng chỉ quốc tế thì các bạn có thể áp dụng bảng quy đổi tương thích các loại chứng chỉ như sau.

BẢNG QUY CHIẾU HỆ THỐNG CÁC CHUẨN ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC TIẾNG ANH QUỐC TẾ

 

 

LEVELS

 

KNLNN

 

CEFR

 

IELTS

(Academic, British)

TOEFL PBT (Academic, American)

TOEFL CBT (Academic, American)

TOEFL iBT (Academic, American)

TOEIC

(Business, American)

Elementary

A2

Bậc 2

3.5

380

83

26

350

Intermediate

B1

Bậc 3

4.5

440

123

42

 450-500

Upper-intermediate

B2

Bậc 4

5.5

500

173

61

505-600

Advanced

C1

Bậc 5

6.5

550

213

80

700-780

     (Theo Đề án ngoại ngữ ĐHVH TP.HCM tháng 07/ 2016)

 

Và cuối cùng, các bạn nên nhớ là tất cả các chứng chỉ ngoại ngữ chỉ có giá trị trong vòng 2 năm (24 tháng) thôi nhé nên các bạn phải cân nhắc tính toán thật kĩ thời gian thi để đảm bảo chứng chỉ có giá trị tính đến ngày xét tốt nghiệp.

     

Tổng hợp và giới thiệu

Ths. Nguyễn Thị Thu Thủy

Khoa Lý luận chính trị & Kiến thức đại cương



[1] Theo Thông báo Kết luận số 826/TB-BGDĐT ngày 5/8/2011; số 896/TB-BGDĐT ngày 24/8/2011; số 42/TB-BGDĐT ngày 11/1/2013

 

 

Từ khóa:

Sự kiện

VIDEO CLIP

Mạng xã hội