KHOA KIẾN THỨC CƠ BẢN THAM QUAN, HỌC TẬP TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Thực hiện theo Quyết định số 293/QĐ-ĐHVHHCM ngày 25/04/2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh về việc tổ chức cho viên chức, người lao động thuộc đi nghiên cứu thực tế, học tập, trao đổi kinh nghiệm năm 2024. Khoa Kiến thức cơ bản đã tổ chức cho cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế, học tập và trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Lâm Đồng với các đơn vị trực thuộc trường từ ngày 12/6 đến ngày 17/6/2024.
Đoàn tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm tại Bảo tàng Lâm Đồng (Số 4 Hùng Vương, phường 10, thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng).
Tại đây, đoàn được nghe thuyết minh về lịch sử của vùng đất Lâm Đồng từ thời tiền sử đến hôm nay, môi trường tự nhiên và văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số, những thành tựu văn hóa của cộng đồng cư dân và truyền thống đấu tranh yêu nước, cách mạng dướisự lãnh đạo của Đảng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Lịch sử, khảo cổ về cư dân xưa và văn hóa của các dân tộc tại Lâm Đồng là mảng trưng bày sinh động, thú vị: những phát hiện khảo cổ học trên đất Lâm Đồng và những đặc trưng văn hóa của các dân tộc bản địa là hai nội dung được Bảo tàng chọn làm điểm nhấn trong trưng bày. Các hiện vật khảo cổ tại di chỉ Đại Làng, Đại Lào, Đạ Đờn, di chỉ khảo cổ Cát Tiên là những địa tầng văn hóa mang đến cho đoàn thăm quan sự thú vị và ấn tượng; các dụng cụ sinh hoạt, lao động sản xuất săn bắt hái lượm; nghề truyền thống, trang phục; lễ hội truyền thống và đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc bản địa (Mạ, K’Ho, Churu) lại giúp người xem có thể nhận diện khá đầy đủ, cũng như có sự kết nối từ quá khứ đến hiện đại về mảnh đất Lâm Đồng.
Tại phòng trưng bày các phong trào đấu tranh cách mạng tỉnh Lâm Đồng với nhiều mô hình trưng bày, bao gồm các tài liệu, hình ảnh, hiện vật và các bản mô phỏng sinh động, giúp người xem hiểu rõ hơn về những giai đoạn lịch sử quan trọng, những sự kiện nổi bật cũng như những đóng góp của nhân dân và các chiến sĩ cách mạng địa phương trong cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước. Phòng trưng bày giúp khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và đoàn kết hy sinh của người dân Lâm Đồng trong cuộc đấu tranh cách mạng. Từ đó, truyền cảm hứng về kiên cường, bền bỉ và tư duy sáng tạo, chiến lược.
Đoàn đi thăm một số di tích lịch sử tại Đà Lạt và một số điểm đến thu hút khách du lịch với đoàn chung của trường.
Những tư liệu tại Bảo tàng Lâm Đồng được trừng bày sinh động (hiện vật, tranh ảnh và mô hình). Nguồn tư liệu này vừa giúp cho giảng viên tiếp cận, tìm hiểu thêm để nắm bắt vốn văn hóa các dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng bổ sung cho hệ thống kiến thức giảng dạy liên quan về lịch sử, văn hóa, xã hội học, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế -xã hội của Đảng, Nhà nước.
Sau khi tham quan, đoàn đã có những trao đổi kinh nghiệm với nhau về hướng tiếp cận chuyên môn và thực hiện nhiệm vụ của cá nhân.
Chuyến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Lâm Đồng đã mang lại nhiều bài học quý báu cho cán bộ và giảng viên Khoa Kiến thức Cơ bản. Điều này không chỉ giúp cán bộ, giảng viên hiểu rõ hơn về lịch sử địa phương mà còn là nguồn tài liệu phong phú cho công tác nghiên cứu và giảng dạy. Đây là một trải nghiệm sâu sắc và ý nghĩa đối với tập thể cán bộ, giảng viên của Khoa và cũng là dịp tăng cường gắn kết giữa các thành viên trong Khoa cũng như cũng như mở rộng kiến thức về văn hóa và lịch sử đặc trưng của vùng đất Lâm Đồng.
Một số hình ảnh của đoàn khoa KTCB:
Tin, ảnh: Đỗ Vân
-
06062024
-
15082023
-
04012024
-
05052023
-
31052024
-
29052024
-
10052023
-
07052024
-
16082023
-
19082023
-
10042024
-
11022023