HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG KHỐI CÁC QUỐC GIA ASEAN

01
01
'70

       Từ ngày 14 đến ngày 15/09/2023 tại Hà Nội, Ban Đề án Ngoại ngữ Quốc gia phối hợp với Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc tế “Advancing ELT for a prosperous ASEAN” (tạm dịch: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong khối các quốc gia ASEAN). Hội thảo có sự tham gia của 120 đại biểu tại chỗ và hơn 200 đại biểu tham dự trực tuyến. Trong 2 ngày đã có 63 bài trình bày trực tiếp và online; 9 bài trình bày dưới dạng posters của các diễn giả của nhiều quốc gia, trường đại học thế giới: Thái Lan, Lào, Hoa Kỳ, Australia, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia… và các trường Cao đẳng, Đại học, Trung học phổ thông, Trung học cơ sở tại Việt Nam.

 

       Với chủ đề “Tradition & Innovation” (Truyền thống và Đổi mới), Hội thảo tập trung vào 8 lĩnh vực sau:

       1. Tiếp cận/phương pháp giảng dạy hiện đại

       2. Công nghệ trong giáo dục

       3. Chương trình & đánh giá

       4. Phát triển chuyên môn cho giảng viên

       5. Tiếng Anh chuyên ngành

       6. Tiếng Anh như một phương tiện giáo dục

       7. Giáo dục công dân toàn cầu trong các lớp tiếng Anh

       8. Nghiên cứu và đổi mới trong giáo dục

       Nhằm cập nhật các phương pháp giảng dạy hiện đại, trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, cũng như chia sẻ nghiên cứu mới nhất, trường Đại học Văn hóa TP.HCM cử TS.Đỗ Thanh Hương (Trưởng Khoa Kiến thức cơ bản), TS. Nguyễn Thị Thu Thủy (giảng viên) tham dự và báo cáo tại hội thảo với chủ đề: “Dạy và học tiếng Anh theo chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ đại học lĩnh vực Văn hóa tại Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”.

       Nội dung tóm tắt của báo cáo trình bày về thế giới của thế kỉ 21 chứng kiến biến đổi vô cùng lớn lao của xã hội loài người với đặc trưng: toàn cầu hoá, cách mạng khoa học công nghệ 4.0 và xã hội học tập. Trong những điều kiện cần thiết để hội nhập và phát triển quốc tế yếu tố then chốt cần thiết là tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập, trong đó ngoại ngữ là một công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong thời đại ngày nay.

       Việc dạy và học ngoại ngữ cần thiết phải đặt ra theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học gắn với chuyên môn đào tạo nhằm đạt mục tiêu đến năm 2025 triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra các ngành đào tạo khác ở các trường không chuyên ngữ đạt 80%. Bài viết tiếp cận và phân tích biện chứng làm sáng tỏ những nội dung sau đây: Chiến lược và tư duy đổi mới giáo dục đại học - Nhìn từ việc dạy và học tiếng Anh trong trường đại học; Thực trạng dạy học ngoại ngữ trình độ đại học lĩnh vực văn hóa; Kinh nghiệm trong việc đào tạo đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh tại một số trường đại học trong khối ngành văn hóa; Một số giải pháp nhằm đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh các ngành đào tạo trình độ đại học lĩnh vực văn hóa.

       Với tầm nhìn đến năm 2030 trở thành Trường Đại học Văn hóa TP.HCM đạt chuẩn quốc gia và khu vực ASEAN về đào tạo và nghiên cứu các lĩnh vực văn hóa, trách nhiệm của Nhà trường trong tiến trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục cũng đặt một trong những nhiệm vụ cấp thiết phải hoàn thiện việc dạy và học tiếng Anh tại Trường đáp ứng nhu cầu trong nước và khu vực về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa.

       Hội thảo là diễn đàn để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, diễn giả và giảng viên, giáo viên từ các Viện, các trường Đại học và các cơ sở đào tạo trong nước và các nước khác trong khối ASEAN trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, tiếng Anh, trong bối cảnh này, được đánh giá và nhìn nhận không chỉ là một môn học trong chương trình mà là một công cụ, phương tiện, lợi thế cạnh tranh nằm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra giữa các cơ sở đào tạo. Hy vọng rằng trường Đại học Văn hóa TP.HCM sẽ có những đột phá mới trong tiếp cận giảng dạy tiếng Anh để biến khả năng tiếng Anh thành lợi thế cạnh tranh của sinh viên do trường đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, vị thế.

TS. Đỗ Thanh Hương, TS. Nguyễn Thị Thu Thủy tại hội thảo

                                                                                                                                                                       Tin, ảnh: T.H

 

Từ khóa:

Sự kiện

VIDEO CLIP

Mạng xã hội