GIÁO TRÌNH “VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG” DO TS. LÊ THỊ THANH THỦY, TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY BIÊN SOẠN
Nhằm đáp ứng chương trình đào tạo ngành Văn hóa học, Quản lý văn hóa, Truyền Thông của trường Đại học Văn hóa TP.HCM, TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, TS. Lê Thị Thanh Thủy biên soạn giáo trình “Văn hóa đại chúng”. Hội đồng khoa học của trường Đại học Văn hóa TP.HCM đã nghiệm thu giáo trình.
Học phần này gồm 03 tín chỉ, được bố trí giảng dạy khi sinh viên đã học Cơ sở văn hóa Việt Nam, Đại cương văn hóa học.
- Nội dung cơ bản của giáo trình:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa đại chúng (Khái niệm văn hóa đại chúng, các giai đoạn hình thành và phát triển và một số loại hình cơ bản của văn hóa đại chúng).
+ Chương 2 : Đặc điểm, cấu trúc và xu hướng của văn hóa đại chúng.
+ Chương 3: Vai trò ảnh hưởng và một số khả năng ứng dụng của văn hóa đại chúng.
Giáo trình cung cấp một tài liệu đáng tin cậy và hữu dụng phục vụ giảng dạy, học tập trong chương trình đào tạo của nhà trường. Cung cấp kiến thức, quan điểm và phương pháp, công cụ để người học hiểu, cảm thụ, đánh giá, khai thác, vận dụng, tổ chức thực hành các hoạt động, sự kiện, chương trình, sản phẩm văn hóa đương đại hiệu quả hơn nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra cho sản phẩm đào tạo của nhà trường ngày càng tốt hơn. Trang bị hành trang cho người học trong lĩnh vực văn hóa và truyền thông đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao của xã hội trong bối cảnh phát triển vượt bậc của Internet và cách mạng công nghiệp 4.0. Bổ sung nguồn học liệu phục vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo chung trong chương trình đào tạo đại học.
- Nội dung giáo trình đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần Văn hóa đại chúng:
+ Kiến thức: sinh viên nắm rõ và trình bày, diễn dịch các vấn đề cơ sở lý luận về văn hóa đại chúng khái niệm, quá trình hình thành phát triển và một số loại hình văn hóa đại chúng tiêu biểu, các đặc điểm, cấu trúc, xu hướng phát triển của văn hóa đại chúng; phân tích ảnh hưởng của văn hóa đại chúng; phác thảo một số ứng dụng của văn hóa đại chúng trong chuyên ngành sinh viên đang học.
+ Kỹ năng: sinh viên vận dụng kiến thức, công cụ, phương pháp đã học để hiểu, cảm thụ, đánh giá, khai thác, tổ chức thực hành, phân tích sự kiện, chương trình, sản phẩm văn hóa đại chúng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới; phác thảo một số ứng dụng trong sáng tạo, sản xuất, phân phối và tiêu dùng văn hóa đại chúng
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên hình thành ý thức tự học cầu tiến, trách nhiệm đạo đức chuyên môn, tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc và sự đa dạng văn hóa.
Hội đồng nghiệm thu giáo trình và nhóm tác giả biên soạn
Thành viên Hội đồng nghiệm thu và các tác giả
(TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, TS. Lê Thị Thanh Thủy - thứ 2, 3 bên phải ảnh).
Tin ảnh: K.T.H
-
29112022
-
04062023
-
10052023
-
16082023
-
07082023
-
16052023
-
25092022
-
11022023
-
04012024
-
10042024
-
19062024
-
14092023